Mar 14, 2010

Văn hóa thưởng thức trà Việt

1 nhận xét
Cây Chè là loại cây truyền thống của Dân tộc Việt Nam, và Trà là thức uống quen thuộc của người dân Việt Nam từ xa xưa cho đến nay. Dù bạn đi đến đâu cũng thấy người dân Việt Nam dùng Trà, và dùng vào mọi thời điểm.Trà có trong cuộc sống hàng ngày và có cả trong những ngày lễ. Xưa các cụ có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện” nhưng ngày nay khi
một người bạn đến chơi nhà quý nhau lúc nào cũng có chén trà ngon mời nhau.

Cây trà là một loại thảo dược quý của Việt Nam. Dùng trà rất có lợi cho sức khoẻ. Người dân Việt Nam ta dùng trà như một loại thức uống hàng ngày tuy nhiên để có một ấm trà ngon không phải ai cũng biết cách pha. Tôi đã có cơ hội được nghe và được trực tiếp thưởng thức trà theo cách pha truyền thống nay xin chia sẻ lại với các bạn:

Để có một ấm trà ngon phụ thuộc vào 4 yếu tố:

1. Nước ngon: Nước pha trà ngon nhất là nước mưa. Tuy nhiên do nhà máy công nghiệp ngày càng nhiều, không khí bị ô nhiễm thì nước mưa không còn là nguồn nước sạch nữa nên không nên dùng để pha trà. Bạn có thể dùng nước giếng khơi khoan sâu dưới lòng đất và để đảm bảo hơn thì nên lọc qua tia RO.

2. Chè ngon: trà ngon nhất là loại trà một tôm, tức là chỉ có 1 cái lái nõn non nhất của ngọn chè. Trà ngon nhất là ngọn chè được hái vào mùa đông. (Tất nhiên trà có ngon hay không còn phụ thuộc vào cách chế biến chè)

3. Ấm pha trà: là loại ấm bát tràng, ấm đất không trì, giữ được nhiệt.

4. Cách pha trà:

Chuẩn bị: Ấm trà nhỏ, cho chén vào trong bát loa to, kẹp gắp chén khi ở trong nước sôi, thìa xúc chè cho vào ấm. 


Bước 1: Tráng bên trong ấm bằng cách rót nước sôi và lắc đều ấm rồi bỏ nước tráng ấm đó đi

Bước 2: cho chè vào ấm. Số lượng chè tuỳ thuộc vào khẩu vị của từng người thích trà đậm hay nhạt, và số lượng người thưởng thức trà (Độc ẩm, nhị ẩm, tam ẩm, tứ ẩm, ngũ ẩm hay quần ẩm)

Bước 3: (Tẩy sạch bụi trần) rót nước sôi (tốt nhất từ 90 – 95oC) săm sắp vào trà và đợi 5 s sau đó rót nước rửa trà đó vào bát loa để chén để tạo mùi hương trà cho chén.

Bước 4: (Ủ trà) Rót nước sôi lần 2 vào chè trong ấm. Lượng nước tuỳ thuộc vào số lượng người uống và mong muốn độ đậm nhạt của trà. Trong lúc đợi trà, ta rót nước sôi vào các chén trong bát loa. Đợi 3 đến 4 phút trà tan ta gắp chén ra đĩa.

Chú ý trong lúc đợi trà tan ta thường xuyên dội nước sôi lên ấm trà để giữ nhiệt cho ấm trà.

Bước 5: (Rót trà ra chén) Ta nên rót đều vòng tròn không nên rót từng chén một, nếu rót từng chén một thì độ đậm nhạt các chén trà khác nhau. Rót từng tí một, rót nhẹ nhàng để vụn trà không ra cùng, không rót đầy chén trà, chỉ nên rót 1/2 đến 2/3 chén trà, hết ta lại rót tiếp.

Bước 6: (Thưởng thức trà) Cầm chén trà lên trong lòng bàn tay truyền từ tay phải qua tay trái để cảm nhận độ nóng ấm của chén trà và cảm nhận mùi hương của trà toả ra. Trước khi uống hãy cảm nhận mùi của chén trà bằng cách đưa nhẹ chén trà qua mũi, hít vào nhẹ nhàng và nhâm nhi từng ngụm trà nhỏ.

Trà ngon là chén trà khi bạn uống vào sẽ có vị chát sau đó khi nuốt rồi bạn thấy có vị ngọt.

Trên đây là cách pha trà mà tôi học được. Tôi tin rằng trong các bạn cũng rất nhiều bạn có kinh nghiệm trong việc pha trà, đặc biệt có nhiều bạn rất sành về trà đạo. Chúng ta hãy chia sẻ với nhau để văn hóa thưởng thức trà thêm phong phú và nhiều người Việt Nam có thể thưởng thức trà ngon hơn. Mong nhận được nhiều kinh nghiệm chia sẻ hơn nữa từ các bạn.

Với cách pha như trên cộng thêm kinh nghiệm của các bạn, chúc các bạn và gia đình có ấm trà thơm ngon và hạnh phúc quy quần bên nhau cùng thưởng thức nhé.


anh2lua sưu tầm 

1 nhận xét: